Chăm sóc cây Trầu Bà đúng cách
Cây trầu bà là loại cây lọc không khí hàng đầu. Theo NASA, ngoài lọc không khí trầu bà còn hấp thụ các khí độc như: mùi thuốc lá hay khí độc benzen & formaldehyde phát ra từ đồ nội thất công nghiệp. Vì thế Trầu bà luôn là một trong những cây để bàn được yêu thích nhất.
Ánh sáng và môi trường
Cây Trầu Bà ưa bóng, có thể sống khỏe mạnh dưới ánh đèn huỳnh quang. Tuy nhiên để cây có màu sắc đẹp mắt nhất, bạn nên đặt ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên.
Tưới nước
Cây có nhu cầu nước cao. Nên tưới 2-3 lần/ tuần, tưới đẫm đến khi nước tràn ra khỏi lỗ thoát nước dưới đáy chậu để toàn bộ rễ nhận được lượng nước cần thiết.
Giá thể
Nên chọn giá thể sạch sẽ, vì trồng Trầu bà đất sẽ luôn ẩm ướt. Giá thể không tốt, dễ mục & thối sẽ ảnh hưởng đến môi trường & rễ cây.
Thay chậu
Khi lá cây Trầu Bà ngả vàng, rụng nhiều, lá con nhỏ, thưa thớt và không đậm màu thì đó là lúc bạn cần phải thay chậu mới cho cây.
Bón phân
Xịt phân bón lá 3 tháng/ lần cho cây Trầu Bà để bộ lá khỏe mạnh, xanh mướt. Đặt cây trong nhà thì nên hạn chế dùng phân hữu cơ.
Cây Trầu Bà thủy sinh
- Chọn chậu thủy sinh phù hợp với kích thước của cây
- Rửa sạch rễ cây, cắt tỉa hết những phần rễ xấu, rễ hỏng, giữ lại rễ chính khỏe mạnh
- Hòa dung dịch thủy sinh chung với nước, đặt cây vào chậu rồi đổ hỗn hợp nước và dung dịch thủy sinh đầy đến 2/3 chậu
- Sau 7-10 ngày, cây sẽ ra rễ mới và sống khỏe mạnh
- Thay nước và bổ sung dung dịch thủy sinh hằng tuần
- Nếu sử dụng nước máy, bạn nên để qua đêm cho nước lắng các tạp chất bẩn & bay hơi chất clo trong nước rồi hãy dùng
Những lưu ý khi chăm sóc cây Trầu Bà
- Cây có nhu cầu cao về độ ẩm, do đó bạn nên thường xuyên tưới phun sương lên bề mặt lá để cung cấp đủ độ ẩm cho cây
- Khi trồng trong nhà, cây có xu hướng mọc hướng về phía nguồn sáng, cần xoay chậu thường xuyên để cây phát triển đều
- Thường xuyên tỉa lá vàng, đặc biệt là các chậu thủy sinh. Lá vàng rụng xuống nước sẽ làm thối nước -> úng rễ cây